Trong những ngày này, cả nước đang nô nức
chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, các thế lực thù địch lại đua nhau tung lên
mạng nhiều thủ đoạn chống phá chính trị "mới", thực chất là lợi dụng
những quan điểm sai trái của một số phần tử bất mãn với chế độ nhằm hạ thấp,
dần loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam, đưa Việt Nam
sang mô hình chính trị phương Tây, lệ thuộc vào nước ngoài.
Với những luận điệu: “Việt Nam phải thực hiện ngay tam quyền phân
lập”, và muốn vậy phải trưng
cầu dân ý có sự giám sát của Liên hợp quốc về vai trò lãnh đạo của ĐCS
Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội. Và rằng, ở Việt Nam làm gì có dân chủ trong bầu cử,
ứng cử, đó là cơ chế “Đảng cử - dân bầu”, là “dân
chủ trình diễn”…
Vậy nội dung, bản chất của hệ thống bầu cử Việt Nam như thế nào? Hệ thống bầu cử ở
nước ngoài ra sao? Phải chăng Việt Nam nhất thiết phải thay đổi mô
hình dân chủ theo phương Tây?
Lý giải vấn đề này, trước hết phải
nhắc lại lịch sử để những
kẻ đang cố tình bôi nhọ ĐCS Việt Nam và những người nhẹ dạ, cả tin hiểu rằng,
chế độ cộng hòa, Hiến pháp dân chủ, nhà nước pháp quyền, quyền công dân và
quyền con người ra đời ở Việt Nam là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm
1945, do ĐCS Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Trên 80 năm
thống trị của thực dân Pháp, 30 năm chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, trong
vùng chúng chiếm đóng trên đất nước này, làm gì có bầu cử, ứng cử thật sự, làm
gì có Hiến pháp, có quyền công dân và quyền con người, làm gì có tự do ngôn
luận, báo chí… Lúc đó sao không thấy các “đại gia” phương Tây chia sẻ các
giá trị dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam . Đến nay, họ và những kẻ tay
sai lại lên giọng dạy bảo dân chủ, nhân quyền cho các quốc gia, thậm chí còn
can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Những động thái chính trị của
phương Tây ở châu Âu, Bắc Phi và nhiều quốc gia Trung Đông khác trong những
ngày qua cho thấy, “diễn biến hòa bình” đang diễn ra sôi động trên chính trường
quốc tế. Nói cách khác, những gì phương Tây đã và đang làm không phải vì dân
chủ, nhân quyền đích thực cho nước khác, dân tộc khác, mà vì những lợi ích
chính trị, kinh tế mà họ đang theo đuổi.
Thứ hai, khi nói đến bầu cử, ứng cử ở một quốc gia
có dân chủ, công bằng hay không, người ta phải xem xét toàn bộ hệ thống bầu cử, ứng cử và nhất là kết
quả của hệ thống đó được áp dụng vào bối cảnh đặc thù về lịch sử và văn hóa
chính trị của một quốc gia - dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại như thế
nào, chứ không thể chỉ nhìn vào một yếu tố nào đó để khái quát, đánh giá.
Hệ thống bầu cử của Việt Nam
ra đời từ khi ra đời nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa (nay là nước CHXHCN Việt Nam ). Hiến pháp và Luật Bầu cử Việt
Nam
quy định: cử tri bầu đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo nguyên
tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Phù hợp
với nguyên tắc “phổ thông”, số lượng đại biểu của mỗi địa phương tỷ lệ với số
cử tri của địa phương đó. Các cử tri được bầu cử trực tiếp các đại diện của
mình ở các cơ quan dân cử từ cấp cơ sở đến Quốc hội. Mặt khác, phải bảo đảm để các thành phần dân tộc thiểu số,
phụ nữ có số đại biểu thích đáng
Thứ ba, có đúng việc người ta nói rằng bầu cử ở
Việt Nam
chỉ là “Đảng cử - dân bầu”, “dân chủ hình thức, dân chủ trình diễn”
không?
Quả thật đây là một cách lập luận điển
hình cho tư duy dân chủ, nhân quyền nhập ngoại. Thử hỏi ở quốc gia nào mà không có vận động bầu cử của các đảng phái
chính trị, không có “đảng cử, dân bầu”, không có “trình diễn dân chủ”; ở đâu mà
không có một bộ phận cử tri không quan tâm đến bầu cử? Ví dụ ở Mỹ (đang diễn ra cuộc vận
động tranh cử Tổng thông) có tới hai chiến dịch bầu cử: Chiến dịch vận động bầu
của hai đảng Dân chủ và Cộng Hòa, kéo dài tới 6 tháng để lựa chọn đại biểu của
mỗi đảng. Chiến dịch thứ hai mới là vận động tranh cử của các ứng cử viên Tổng
thống. Hai chiến dịch vận động rầm rộ, tốn kém này thu hút sự quan tâm của nhân
dân tới cả năm. (Đương nhiên đảng
nào, ứng cử viên nào có nguồn lực dồi dào, nhất là được giới truyền thông ủng
hộ nhiều thì có lợi thế hơn và ngược lại). Còn về sự quan tâm của
cử tri, có thể nói đây là vấn đề chung của mọi quốc gia, kể cả ở Việt Nam .
Không phủ nhận rằng, ở Việt Nam trước đây còn có trường hợp một người bỏ phiếu
hộ cho người khác trong một gia đình, còn ở Hoa kỳ tình trạng thời ơ với quyền
của mình còn tồi tệ hơn, đó là người dân không đi bỏ phiếu (cuộc bầu cử năm
1988 chỉ có 57,4 % người đăng ký tham gia bầu cử. Trong số đó chỉ có 86,1%
người đi bỏ phiếu. Như vậy, trên thực tế chưa đến 50% số người có quyền công
dân đi bỏ phiếu).
Ở Việt Nam, hệ thống chính trị, thể chế bầu cử, ứng cử, pháp luật... ra
đời sau thắng lợi của cuộc cách mạng do ĐCS Việt Nam lãnh đạo, nó không thể
không để lại dấu ấn của ĐCS Việt Nam, không thể không phản ánh văn hóa chính
trị được hình thành trên một nửa thế kỷ qua, trong đó có hệ thống bầu cử, ứng
cử, vai trò của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc trong hiệp thương, dự
kiến, định hướng cơ cấu đại biểu thuộc các nhóm xã hội yếu thế như phụ nữ, dân
tộc thiểu số, hình thức tiếp xúc cử tri...
Tin rằng những người cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, thông minh để
hiểu rằng, mỗi người cần phải làm gì để giữ vững niềm tin của Đảng, Nhà nước,
của Tổ quốc đối với mình, nhưng
không phải bằng biện pháp du nhập mô hình dân chủ, nhân quyền của phương Tây,
mà các thế lực thù địch đang cố tình gieo rắc, áp đặt.
Lê Anh Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét