Tôi cho rằng, xây dưng
văn hoá nêu gương trong Dảng thực chất là trở lại đúng nguyên lý của Chủ nghĩa
Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng: “Đảng ta là đạo đức, là
văn minh”.
Đạo đức là một trong những yếu tố cốt lõi làm nên văn hoá. Còn văn
minh bao hàm cả ý nghĩa văn hoá và những thành tựu vật chất. Điều đó có thể
hiểu rằng, “Đảng là đạo đức, là văn minh”, nghĩa là, Đảng có tư cách văn hoá,
làm theo những chuẩn mực văn hoá, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng phải sống,
sinh hoạt, ứng xử có văn hoá; đồng thời, đảng phải luôn tự biết đổi mới, “làm
mới” mình để theo kịp những tiến bộ, văn minh của thời đại, để tránh bị tụt
hậu. Bác Hồ cũng đã từng dạy: “Một đảng viên, một dân tộc và mỗi con người ngày
hôm qua còn là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn không nhất định ngày hôm nay và ngày
mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu
sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Từ đó có thể khảng định, hiện nay, Đảng muốn “sống”
trong lòng dân, được nhân dân kính trọng và để dân một lòng, mộ dạ đi theo
Đảng, toàn tâm, toàn ý phục vụ phụng sự cách mạng, toàn đảng nói chung và mỗi
đảng viên nói riêng phải nêu gương mọi lúc, mọi nơi.
Đối với cán bộ, đảng viên
ở cơ sở, nêu gương thiết thực nhất là gần dân, tôn trọng nhân dân, biết lắng
nghe ý kiến của nhân dân, biết giải đáp kpj thời những vướng mắc của nhân dân,
biết chăm cho dân được hưởng thụ những lợi ích chính đáng và tuyệt đối không
được gây sách nhiễu, phiền hà, hách dịch đối với nhân dân. Đối với cán bộ
trung, cao cấp trong quan đội, ngoài những yêu cầu trên, từng người cần tự giác
sống liêm khiết, trung thực, không vụ lợi và phải biết cách vận động, thuyết
phục gia đình, người thân không cạy “ô dù” để làm sai pháp luật, trái đạo đức
hoặc vun vén cho cá nhân, làm giàu bất chính. Có như vậy mới thể hiện lối sống
có văn hoá, gần dân à “sống” ở trong dân.
Lê Quang Thà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét