Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Đấu tranh chống quan điểm “Một dân tộc, một quốc gia”

Thời gian qua, các thế lực thù địch ra sức cổ vũ cho phong trào ly khai tự trị khắp thế giới với quan điểm “Một dân tộc, một quốc gia” được. Nội dung chính là: bất kỳ một dân tộc nào (với nghĩa là tộc người) đều có quyền lập quốc gia riêng, tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình.

Tại Việt Nam, quan điểm này đang bị xuyên tạc đối với các dân tộc thiểu số ở các địa bàn chiến lược như “Vương quốc Mông” là một ví dụ. Lợi dụng trình độ dân trí còn thấp của người dân, các thế lực thù địch đã cố tình kêu gọi người Mông sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam có quyền lập quốc gia riêng, từ đó chúng kích động người dân tụ tập tại Mường Nhé, Điện Biên để “xưng đón Vua”, tiến tới bạo loạn đòi lập “Vương Quốc Mông”; hay việc thành lập Nhà nước Đêgar của người Thượng ở Tây Nguyên, Nhà nước Khmer Krom của người Khmer ở Tây Nam Bộ.
Có hay không có quan điểm trên thì nước Việt Nam vẫn là một, dân tộc Việt Nam vẫn là một, tính thống nhất của 54 dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam là điều đã được khẳng định. Các dân tộc là bộ phận quan trọng trong sự phát triển của đất nước.
Nếu theo quan điểm của các thế lực phản động về “Một dân tộc, một quốc gia” thì thử hỏi, nước Mỹ xa xôi bên kia bán cầu chắc cũng phải lập được trên 100 quốc gia khác nhau, thế giới sẽ trở thành một mớ hỗn độn không có trật tự bởi sự ly khai, đi kèm với đó là chiến tranh, nghèo đói và những hậu quả không thể lường hết được. Mặt khác, khi một quốc gia bị chia cắt đồng nghĩa với sức mạnh của các quốc gia bị suy yếu, nguy hiểm hơn và nó sẽ là mầm mống của chủ nghĩa dân tộc cực đoan có điều kiện trỗi dậy, gia tăng xung đột bạo lực trên thế giới. Luật pháp quốc tế hay của bất kỳ quốc gia nào cũng đặt vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ lên hàng đầu. Đồng thời với quan điểm sai trái đó, nó sẽ phủ nhận các giá trị mà nhân loại đã đạt được. Sự thống nhất của các quốc gia là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của nhân loại trong suốt tiến trình lịch sử, gây ra tình trạng phân biệt giữa các dân tộc mà biểu hiện của nó là gia tăng sự bất bình đẳng giữa các tộc người trong cùng một quốc gia.
Đối với Việt Nam, quan điểm này là phương tiện để các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị ở trong nước mà mục đích cuối cùng là đòi ly khai, tự trị, lập “Vương quốc riêng” ở các địa bàn chiến lược: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Điều này làm suy yếu sức mạnh quốc gia, sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng, kéo theo đời sống nhân dân càng khó khăn hơn.

                                                              Lê Anh Quang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét