Thiết lập
ADIZ tại Biển Đông - Trung Quốc sẽ vấp phải những phản ứng gì?
Trước việc Trung Quốc tích
cực thay đổi thực trạng trên biển Đông thông qua hoạt động bồi đắp các thực thể
(chiếm của Việt Nam), nhiều nhà phân tích tình hình quốc tế cho rằng trong thời
gian tới, Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển
Đông, nhất là thời điểm sau chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Trung Quốc.
Việc Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá
ngầm là một trong những yếu tố khiến các nước cho rằng nước này có khả năng sẽ
thiết lập ADIZ trên Biển Đông Ảnh (Ảnh: CSIS/IHS Jane’s)
Biển
Đông là một biển "mở", bầu trời trên biển Đông cũng là bầu trời
"mở". Và tự do hàng hải trên mặt biển và và tự do trên bầu trời là
các quyền tự do của tất cả các nước trong khu vực ASEAN cũng như các nước trên
thế giới. Do đó, biển Đông có một vị trí quan trọng tạo nên một sự quan tâm
không chỉ từ các nước liên quan đến biển Đông mà còn các nước trên thế giới.
Khu
vực biển Đông khác với vùng biển Hoa Đông. Biển Hoa Đông có sự tranh chấp giữa
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc đã công bố
ADIZ của mình tại vùng biển này. Còn Trung Quốc, năm 2013, họ đã công bố ADIZ
của mình nhưng có nhiều vùng chồng lấn vào vùng của Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc
tranh chấp tại đây chủ yếu là giữa 3 nước. Nhưng căng thẳng nhất là giữa Nhật
Bản và Trung Quốc.
Còn
ở biển Đông, đó là một sự quan tâm của cả thế giới chứ không chỉ của Trung Quốc
và ASEAN. Động đến bầu trời trên biển Đông là động đến sự quan tâm của toàn thế
giới. Do đó, Trung Quốc đang cân nhắc, đánh giá thiệt và hại trong vấn đề công
bố ADIZ tại biển Đông. Vì nếu công bố, Trung Quốc công bố đến đâu thì các nước
có liên quan tại biển Đông có khả năng cũng sẽ công bố vùng ADIZ của mình. Sự
chồng lấn khi đó sẽ rất phức tạp và sẽ ảnh hưởng đến tự do hàng không trên bầu
trời biển Đông đối với thế giới, bởi các nước Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Úc, Nhật Bản,
châu Âu hằng ngày đều có hàng chục chuyến máy bay bay qua bầu trời biển Đông.
Hiện
tại, Trung Quốc chưa công bố nhưng không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ công
bố thiết lập ADIZ tại biển Đông trong thời gian tới bởi Trung Quốc cho rằng họ
mạnh, đặc biệt là việc xây dựng, cải tạo 7 bãi đá ngầm chiếm được của Việt Nam
ở Trường Sa vào các năm 1988 và 1995 thành các đảo nhân tạo lớn. Có một điều
chắc chắn là họ đang và sẽ thiết lập những căn cứ hải quân thực sự chứ không có
chuyện họ bỏ ra hàng chục tỉ USD để cải tạo những bãi đá ngầm đó thành ra những
đảo nhân tạo chỉ để phục vụ nhân dân, làm hậu cần cho các tàu cá, nghiên cứu
khoa học như họ nói... Đó chỉ là vỏ bọc bên ngoài, còn trong thâm tâm của họ là
biến những đảo nhân tạo này thành các căn cứ hải quân ở giữa lòng biển Đông để
tăng sức mạnh của họ và để dần biến "đường lưỡi bò" của họ thành ra
lãnh thổ của Trung Quốc như họ đã tuyên bố. Đến lúc đó, Trung Quốc cho rằng
mình có quyền quyết định mà sẽ thiết lập ADIZ tại biển Đông.
Tuy
nhiên, nếu thiết lập ADIZ tại biển Đông, Trung
Quốc sẽ vấp phải những phản ứng của nhiều nước trong khu vực và thế giới. Bởi việc thiết lập này ngăn cản không
chỉ đến chủ quyền và quyền lợi của các nước ven biển Đông như Việt Nam, Philippines,
Indonesia, Malaysia... mà nó còn chạm đến quyền lợi của các nước lớn như
Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... Đồng thời, Trung Quốc khó lòng thuyết phục
thế giới rằng Trung Quốc là quốc gia yêu chuộng hòa bình, họ sẽ mất nhiều hơn
được, khó khăn nhiều hơn những thuận lợi đối với thế giới. Mặt khác, nếu bị các
nước quay lưng lại thì khi đó Trung Quốc sẽ bị khó khăn, mâu thuẫn nội bộ Trung
Quốc sẽ càng căng thẳng, đời sống nhân dân Trung Quốc bị ảnh hưởng, khi đó
những cuộc biểu tình sẽ liên tiếp xảy ra, khủng bố gia tăng, nền kinh tế giảm,
song hơn cả là Trung Quốc dần mất đi vị trí, vai trò của mình trên các diễn đàn
quốc tế.
Lê Quang Thà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét