Cách
đây 73 năm trước, năm 1947, trong thư viết ngày 27 tháng 7 (nay là ngày Thương
binh – Liệt sĩ hằng năm) gửi Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”, Bác
viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang san, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà
thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp; cha mẹ, anh em, vợ con, thân thích, họ hàng ta
bị đe đọa; của cải, ruộng nương, nhà cửa, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập; ai
là người xung phong trước hết để chống cự quân thù, để giữ gìn đất nước cho
chúng ta? Đó là những chiến sĩ mà nay một số thành ra thương binh.
Thương
binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ đồng bào, vì lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của đồng bào mà các đồng chí
đó bị ốm yếu. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những
người anh hùng ấy”.
Trong
Diễn từ tại lễ đặt vòng hoa ở Đài Liệt sĩ ở Ba Đình, Hà Nội ngày 31-12-1954,
Bác nói: “…Các liệt sĩ hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sĩ đã ghi
sâu vào lòng toàn dân và non sông đất nước. Các liệt sĩ đã hy sinh, nhưng chí
khí dũng cảm của các liệt sĩ thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta
trong cuộc đấu tranh đặng giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong
nước.
Máu
nóng của các liệt sĩ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ.
Tiếng
thơm của các liệt sĩ muôn đời lưu truyền sử xanh.
Một
nén hương thanh.
Vài
lời an ủi.
Anh
linh của các liệt sĩ bất diệt!
Tổ
quốc Việt Nam vĩ đại muôn năm”.
Trong
buổi đón giao thừa ở Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội năm 1956 có một câu nói
của Bác về Thương binh mà ai ai cũng nhớ: “Các chú tàn nhưng không phế”.
Trong
buổi đón giao thừa ở Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội năm 1956 có một câu nói
của Bác về Thương binh mà ai ai cũng nhớ: “Các chú tàn nhưng không phế”.
Trong
thư gửi Bộ trưởng Bộ Thương binh ngày 27-7-1956, Bác viết: “…Thương binh, bệnh
binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ
quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu
và giúp đỡ họ”.
Diễn
văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (ngày 5-1-1960), đoạn nói về
thương binh, liệt sĩ, Bác Hồ đã nói: “… Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong
cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sĩ
của Đảng ta, của dân ta… Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng
thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta
nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ
và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt
tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển
lại cho chúng ta…”.
Đến
cuối đời, trong Di chúc thiêng liêng của Người, Bác Hồ đã căn dặn biết bao điều
hệ trọng về Thương binh – Liệt sĩ: “Đầu tiên là công việc đối với con người.
Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ,
binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…), Đảng, Chính phủ và đồng
bào ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở
những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh
sinh”.
Đối
với các liệt sĩ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa
và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục
tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Đối
với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng
thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền cùng Hợp tác
xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để
họ bị đói rét”.
Đã
73 năm trôi qua kể từ khi ngày 27-7 được chọn là Ngày Thương binh – Liệt sĩ, cả
nước ta vẫn luôn nỗ lực thực hiện tư tưởng của Bác Hồ về đền ơn, đáp nghĩa
những người có công với nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét