CHẠY NHANH HƠN TRỞ BÀN TAY
1. Ngày 14/3/1975, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư
lệnh quân đoàn 2, Quân khu 2 tuyên bố: “Tôi sẽ sống chết với cao nguyên. Tôi sẽ
lấy máu mình để thu hồi Ban Mê Thuột”.
Đến ngày 15/3/1975, tướng Phú lên máy bay dông một mạch về Nha
Trang, bỏ lại hơn 120.000 quân cùng hàng nghìn xe tăng, pháo và thiết giáp tan
tác trên đường số 7.
2. Ngày 23/3/1975, Trung tướng Ngô Quang Trưởng,
Tư lệnh Quân đoàn 1, Quân khu 1 tuyên bố: “Tôi sẽ sống chết với cố đô, Cộng
quân muốn vào Huế phải bước qua xác tôi”.
Ngày 26/3/1975, hàng vạn quân nguỵ tan rã ở cửa Thuận An và cửa
Tư Hiền, Quân giải phóng tiến vào Huế nhưng không phải bước qua xác tướng Ngô
Quang Trưởng vì cái xác ăn tục nói phét ấy đã cao chạy xa bay vào Đà Nẵng ngày
25/3/1975.
Ngày 27/3/1975, tại Đà Nẵng, vẫn là tướng Ngô Quang Trưởng hô
hào: “Anh em hãy tử thủ tại Đà Nẵng. Tôi sẽ cùng anh em chiến đấu đến viên đạn
cuối cùng”. Nhưng ngay ngày hôm sau, chưa kịp bắn viên đạn nào thì tướng Trưởng
đã cưỡi trực thăng đáp xuống tàu HQ-05, dông thẳng về Sài Gòn bỏ mặc anh em
sống chết với Cộng quân.
3. Ngày 12/4/1975, chuẩn tướng Lê Minh Đảo, Tư
lệnh Sư đoàn 18 mắm môi mắm lợi hùng hổ tuyên bố tại Xuân Lộc: “Chúng tôi sẽ
đánh một trận dập đầu cộng quân để thế giới biết sức mạnh của Quân lực VNCH”.
Đến ngày 24/4/1975, “Sức mạnh của quân nực VNCH” luồn rừng chạy
vòng qua Bà Rịa về Sài Gòn với chưa đầy 1/10 quân số.
4. “Tôi sẽ biến Sài Gòn trở thành một Leningrad
thứ hai”. – Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ bỏ lại lời hứa sau lưng, lên trực thăng
di tản khỏi Sài Gòn vào sáng 29/4/1975.
5. “Nếu Việt Cộng tiến vào An Lộc tôi sẽ chết
tại Thị trấn này” - Chuẩn tướng Lê Văn Hưng – Tư lệnh sư đoàn 5 Bộ binh nguỵ
quyền SG tuyên bố tử thủ An Lộc 1972 trước sự vây hãm của Quân giải phóng, ngày
30/4/1975 tướng Hưng tự sát khi Sài Gòn thất thủ.
6. Nguyễn Văn Thiệu hùng hổ tuyên bố “Tử thủ Sài
Gòn”: “Dù mất một Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, quân đội vẫn còn trung tướng
Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ
chiến đấu kề bên anh em chiến sĩ…”. Chỉ 4 ngày sau, Thiệu đã bí mật lên máy bay
thoát khỏi Sài Gòn vào đêm ngày 25/4/1975. Một pha tốc biến quá nhanh, quá gọn
và quá nguy hiểm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét